If You Have Alzheimer's
Introduction
Coping with memory loss
Coping with your feelings
Planning for the future
Introduction
Alzheimer's disease causes gradual, irreversible changes in the brain. These changes cause problems with memory and decision making. You may be worried or anxious about the changes you've noticed so far.
Here are tips to help you increase your comfort, allow you to remain active and help you cope – and make your years ahead the best they can be.
Coping with memory loss
While you may clearly remember things that happened long ago, recent events can be quickly forgotten. You may have trouble keeping track of time, remembering people and finding the right words.
Tips:
- Keep a notebook with you that has people's names, telephone numbers and addresses, including your own.
- Label cupboards and drawers with words or pictures that describe their contents, such as dishes and silverware or sweaters and socks.
- Keep a set of photos of people you see regularly; label the photos with names and what each does.
Coping with your feelings
Living with the changes caused by Alzheimer's disease can bring about many unfamiliar emotions. These feelings are a normal response to the disease.
Tips:
- The disease can make you feel as if you are losing control. Telling those around you how you feel may give you comfort.
- Feeling angry is OK. Sometimes being part of a support group or talking to a counselor who knows about Alzheimer's disease can help.
- You may feel sadness when faced with the changes that the disease brings to your life. It may help to spend time with friends or family or to do something you enjoy.
Planning for the future
The symptoms you are experiencing will gradually worsen and you will need more help. There is no way to predict how or when this will happen. Make decisions about your living arrangements and legal and money matters as early in the course of the disease as possible.
Tips:
- Talk to your family about where you want to live, and with whom, to prepare for the time when you will need more care.
- Make sure your money matters are in the hands of someone you trust, like your spouse, your child or a close friend.
Consider naming a person to make healthcare decisions for you when you are unable to do so. This person should know your wishes about your health care and future living arrangements.
Next: Caregivers
Giới thiệu
Đương đầu với tình trạng suy giảm trí nhớ
Đối phó với cảm xúc của bạn
Lên kế hoạch cho tương lai
Giới thiệu
Bệnh Alzheimer’s gây ra các biến đổi tăng dần và không thể hồi phục trong não. Những thay đổi này dẫn đến các vấn đề về trí nhớ và ra quyết định. Bạn có thể lo lắng hay băn khoăn về những thay đổi mà bạn đã trải qua.
Sau đây là những lời khuyên hữu ích khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn, cho phép bạn duy trì sự chủ động và đương đầu với căn bệnh, đồng thời giúp bạn sống tốt nhất có thể trong những năm dài phía trước.
Đương đầu với tình trạng suy giảm trí nhớ
Mặc dù có thể bạn còn nhớ rõ những điều xảy ra từ rất lâu, nhưng có khi bạn lại nhanh chóng quên đi những sự kiện gần đây. Bạn có thể gặp khó khăn trong việc ghi chú các mốc thời gian, nhớ về người nào đó hoặc tìm từ ngữ chuẩn xác.
Lời khuyên:
- Lập một quyển sổ có ghi tên, số điện thoại và địa chỉ của mọi người, bao gồm cả bạn.
- Dán nhãn cho các tủ đựng và ngăn kéo bằng những từ ngữ hay tranh ảnh mô tả vật dụng chứa bên trong đó, ví dụ như đĩa và đồ ăn bằng bạc, áo len và vớ.
- Giữ bộ ảnh của những người mà bạn thường gặp; dán nhãn tên và ghi chú về từng người lên ảnh.
Đối phó với cảm xúc của bạn
Việc chung sống với những thay đổi gây ra bởi bệnh Alzheimer’s có thể mang lại nhiều cảm xúc khác lạ. Những cảm xúc này là phản ứng bình thường đối với căn bệnh.
Lời khuyên:
- Căn bệnh có thể khiến bạn có cảm giác như đang mất dần khả năng kiểm soát. Nói cho mọi người xung quanh biết về cảm giác của bạn có thể sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
- Cảm giác giận dữ là chấp nhận được. Đôi khi, việc tham gia vào nhóm hỗ trợ hay nói chuyện với chuyên viên tư vấn, người hiểu rõ về bệnh Alzheimer’s, có thể giúp ích cho bạn.
- Bạn có thể buồn khi phải đối mặt với những thay đổi mà căn bệnh mang lại cho cuộc sống bạn. Sẽ rất hữu ích nếu bạn dành thời gian với gia đình và bạn bè hay làm những việc yêu thích.
Lên kế hoạch cho tương lai
Những triệu chứng mà bạn đang trải qua sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn và bạn sẽ cần giúp đỡ nhiều hơn. Không thể nào ước đoán rằng điều này sẽ diễn ra khi nào và như thế nào. Hãy quyết định về việc thu xếp cuộc sống, các vấn đề pháp lý và tài chính càng sớm càng tốt, khi mà bệnh chỉ mới ở giai đoạn đầu.
Lời khuyên:
- Nói chuyện với gia đình rằng bạn muốn sinh sống ở đâu và cùng với ai, để chuẩn bị trước cho giai đoạn sau này khi bạn cần được chăm sóc nhiều hơn.
- Chuyển giao các vấn đề tài chính cho người mà bạn tin tưởng, chẳng hạn như vợ/chồng, con cái hay bạn thân.
Xem xét chọn người sẽ đưa ra các quyết định chăm sóc sức khỏe cho bạn khi bạn không còn khả năng quyết định nữa. Người được chọn phải biết về nguyện vọng chăm sóc sức khỏe và cách sắp xếp cuộc sống trong tương lai của bạn.
Tiếp theo: Người chăm sóc
|