Safety
Giới thiệu
An toàn tại nhà
Đi lang thang
Lái xe
An toàn khi đi du lịch
Chuẩn bị đối phó với thiên tai
An toàn khi sử dụng thuốc
Giới thiệu
Người bệnh Alzheimer’s có thể sống thoải mái trong chính nhà của họ hay nhà của người chăm sóc, miễn là các phương pháp bảo đảm an toàn đã được thiết lập. Khi tình trạng bệnh ngày càng tiến triển, năng lực của người bệnh sẽ thay đổi. Do đó, các tình huống không cần lưu tâm hôm nay có thể trở thành các vấn đề đe dọa đến tính an toàn và cần được chú trọng trong tương lai.
Dưới đây là một vài lời khuyên để bảo đảm an toàn. Bạn cũng có thể tham khảo mục Safety Center tại trang chủ của alz.org.
An toàn tại nhà
Thay đổi những thứ cần thiết trong nhà để đáp ứng nhu cầu của người bệnh. Thường xuyên kiểm tra lại các biện pháp bảo đảm an toàn vì nhiều vấn đề mới có thể phát sinh.
Lời khuyên:
- Sử dụng các thiết bị có chức năng tự động tắt.
- Lắp đặt van gas ẩn hay thiết bị ngắt điện trên bếp.
- Lắp đặt chốt cửa ở vị trí cao hay thấp ở cánh cửa bên ngoài.
Đi lang thang
Đi lang thang và đi lạc có thể khiến cho người bệnh gặp nguy hiểm. Người bệnh có thể có nguy cơ đi lang thang nếu họ đi dạo hay lái xe về trễ hơn bình thường; cố làm tiếp công việc mà trước đó họ đã làm xong, hay muốn "đi về nhà" ngay cả khi đang ở nhà.
Lời khuyên:
- Để người bệnh đi loanh quanh và tập thể dục nhằm giảm tình trạng bối rối, lo âu và bồn chồn.
- Bảo đảm đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của người bệnh (đi vệ sinh, ăn uống).
- Ghi danh MedicAlert ® + Alzheimer's Association Safe Return ®, một chương trình nhận diện được thiết kế nhằm hỗ trợ tìm kiếm người bệnh đi lang thang và bị lạc trên phạm vi toàn quốc.
Lái xe
Lái xe có thể trở nên nguy hiểm khi người bệnh không nhớ là phải quan sát tín hiệu giao thông, quên cách xác định vị trí các nơi quen thuộc, hay lẫn lộn giữa chân thắng và chân ga. Người bệnh bị suy giảm trí nhớ có thể khăng khăng đòi lái xe cho bằng được và không chịu giao chìa khóa xe lại cho người khác.
Lời khuyên:
- Nhờ bác sĩ chỉ định "cấm lái xe" vào đơn thuốc của người bệnh.
- Để xe nằm ngoài tầm quan sát của người bệnh. Việc nhìn thấy xe có thể là gợi ý về thị giác khiến người bệnh muốn lái xe.
- Vô hiệu hóa chiếc xe bằng cách tháo bỏ đầu bộ dẫn điện hay ắc-quy.
- Tham khảo mục Driving Center để biết thêm nhiều gợi ý khác.
An toàn khi đi du lịch
Đi du lịch với người bị suy giảm trí nhớ đòi hỏi lên kế hoạch kĩ lưỡng và linh động để bảo đảm an toàn, thoải mái và thích thú cho mọi người.
Lời khuyên:
- Chọn những điểm đến quen thuộc sao cho người bệnh càng ít phải thay đổi thói quen hàng ngày càng tốt.
- Đi du lịch vào khoảng thời gian trong ngày phù hợp nhất với người bệnh suy giảm trí nhớ.
- Thông báo cho đội ngũ nhân viên của hãng hàng không, sân bay, trạm xe buýt và khách sạn rằng bạn đi cùng với người bị suy giảm trí nhớ và có thể cần hỗ trợ thêm.
Chuẩn bị đối phó với thiên tai
Thiên tai, chẳng hạn như bão, động đất hay hỏa hoạn, ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của mọi người, và đặc biệt gây buồn bực cũng như bối rối cho người bị suy giảm trí nhớ.
Lời khuyên:
- Chọn trước nơi bạn sẽ đến nếu buộc phải sơ tán. Có thể chọn nhà người thân, bạn bè, khách sạn và chỗ ở tạm.
- Lưu số điện thoại của các thành viên gia đình cho trường hợp bạn cần chuyển địa điểm trong tình huống khẩn cấp hay phải sơ tán; giữ liên lạc thường xuyên với họ khi bạn di chuyển.
- Chuẩn bị bộ dụng cụ khẩn cấp, bao gồm các tài liệu quan trọng, thuốc dự phòng và vài món đồ ưa thích của người bệnh nhằm giúp họ bình tĩnh và không bị phân tâm bởi hoàn cảnh bên ngoài.
An toàn khi sử dụng thuốc
Việc uống thuốc và kiểm soát cách sử dụng thuốc sao cho an toàn là lo ngại lớn đối với nhiều người lớn tuổi. Với người mắc bệnh Alzheimer’s, bác sĩ có thể kê toa giúp giảm các triệu chứng bệnh, chống suy nhược hay mất ngủ, hoặc để điều trị các bệnh khác
Lời khuyên:
- Yêu cầu bác sĩ hay dược sĩ kiểm tra lại toàn bộ các loại thuốc để tránh phản ứng phụ do tương tác thuốc.
- Không nên tự ý thay đổi liều dùng khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Sử dụng hộp phân chia thuốc. Sẽ rất hữu ích nếu bạn lập một quyển lịch hay danh sách hàng ngày và đánh dấu vào đó mỗi khi người bệnh uống thuốc.
Tiếp theo: Giải tỏa căng thẳng
|