Stages
Introduction
Stage 1: No impairment
Stage 2: Very mild cognitive decline
Stage 3: Mild cognitive decline
Stage 4: Moderate cognitive decline
Stage 5: Moderately severe cognitive decline
Stage 6: Severe cognitive decline
Stage 7: Very severe cognitive decline
Introduction
Alzheimer's disease gets worse over time. Experts have developed "stages" to describe how a person's abilities change from normal function through advanced Alzheimer's.
It is important to keep in mind that stages are general guides, and symptoms vary greatly. Not everyone will experience the same symptoms or progress at the same rate.
This seven-stage framework is based on a system developed by Barry Reisberg, M.D., clinical director of the New York University School of Medicine's Silberstein Aging and Dementia Research Center.
Stage 1: No impairment
(normal function)
Unimpaired individuals experience no memory problems and none are evident to a health care professional during a medical interview.
Stage 2: Very mild cognitive decline
(may be normal age-related changes or earliest signs of Alzheimer's disease)
Individuals may feel as if they have memory lapses, especially in forgetting familiar words or names or the location of keys, eyeglasses or other everyday objects. But these problems are not evident during a medical examination or apparent to friends, family or co-workers.
Stage 3: Mild cognitive decline
Early-stage Alzheimer's can be diagnosed in some, but not all, individuals with these symptoms.
Friends, family or co-workers begin to notice deficiencies. Problems with memory or concentration may be measurable in clinical testing or discernible during a detailed medical interview. Common difficulties include:
- Word- or name-finding problems noticeable to family or close associates
- Decreased ability to remember names when introduced to new people
- Performance issues in social or work settings noticeable to family, friends or co-workers
- Reading a passage and retaining little material
- Losing or misplacing a valuable object
- Decline in ability to plan or organize
Stage 4: Moderate cognitive decline
(mild or early-stage Alzheimer's disease)
At this stage, a careful medical interview detects clear-cut deficiencies in the following areas:
- Decreased knowledge of recent occasions or current events
- Impaired ability to perform challenging mental arithmetic – for example, to count backward from 100 by 7s
- Decreased capacity to perform complex tasks, such as marketing, planning dinner for guests or paying bills and managing finances
- Reduced memory of personal history
- The affected individual may seem subdued and withdrawn, especially in socially or mentally challenging situations
Stage 5: Moderately severe cognitive decline (moderate or midstage Alzheimer's disease)
Major gaps in memory and deficits in cognitive function emerge. Some assistance with day-to-day activities becomes essential. At this stage, individuals may:
- Be unable during a medical interview to recall such important details as their current address, their telephone number, or the name of the college or high school from which they graduated
- Become confused about where they are or about the date, day of the week or season
- Have trouble with less challenging mental arithmetic; for example, counting backward from 40 by 4s or from 20 by 2s
- Need help choosing proper clothing for the season or the occasion
- Usually retain substantial knowledge about themselves and know their own names and the names of their spouses or children
- Usually require no assistance with eating or using the toilet
Stage 6: Severe cognitive decline
(moderately severe or midstage Alzheimer's disease)
Memory difficulties continue to worsen, significant personality changes may emerge and affected individuals need extensive help with customary daily activities. At this stage, individuals may:
- Lose most awareness of recent experiences and events as well as of their surroundings
- Recollect their personal histories imperfectly, although they generally recall their own names
- Occasionally forget the name of their spouses or primary caregivers but generally can distinguish familiar from unfamiliar faces
- Need help getting dressed properly; without supervision, may make such errors as putting pajamas over daytime clothes or shoes on wrong feet
- Experience disruption of their normal sleep/waking cycles
- Need help with handling details of toileting (flushing toilet, wiping and disposing of tissue properly)
- Have increasing episodes of urinary or fecal incontinence
- Experience significant personality changes and behavioral symptoms, including suspiciousness and delusions (for example, believing that a caregiver is an impostor); hallucinations (seeing or hearing things that are not really there); or compulsive, repetitive behaviors such as hand-wringing or tissue shredding
- Tend to wander and become lost
Stage 7: Very severe cognitive decline
(severe or late-stage Alzheimer's disease)
This is the final stage of the disease when individuals lose the ability to respond to their environment, to carry on a conversation and, eventually, to control movement. They may still say words or phrases.
Individuals at this stage need help with much of their daily care, including eating or using the toilet. They may also lose their capacity to smile, to sit without support and to hold their heads up. Reflexes become abnormal. Muscles grow rigid. Swallowing is impaired.
Next: Asians and Pacific Islanders and Alzheimer's
Giới thiệu
Giai đoạn 1: Không có biểu hiện suy yếu
Giai đoạn 2: Sự suy giảm nhận thức rất nhẹ
Giai đoạn 3: Sự suy giảm nhận thức nhẹ
Giai đoạn 4: Sự suy giảm nhận thức vừa phải
Giai đoạn 5: Sự suy giảm nhận thức tương đối nghiêm trọng
Giai đoạn 6: Sự suy giảm nhận thức nghiêm trọng
Giai đoạn 7: Sự suy giảm nhận thức rất nghiêm trọng
Giới thiệu
Bệnh Alzheimer’s trở nên trầm trọng hơn theo thời gian. Các chuyên gia sử dụng thuật ngữ "giai đoạn" để mô tả mức độ biến chuyển về năng lực của người bệnh so với chức năng thông thường khi bệnh Alzheimer’s tiến triển.
Điều quan trọng cần lưu ý là các giai đoạn được đưa ra chỉ là những định hướng tổng quát và các triệu chứng có thể khác biệt rất nhiều. Không phải mọi người đều có triệu chứng giống nhau hoặc tiến triển bệnh ở tốc độ như nhau.
Cơ cấu 7 giai đoạn này dựa trên một hệ thống được phát triển bởi Tiến sĩ Y khoa Barry Reisberg, giám đốc lâm sàng của New York University School of Medicine's Silberstein Aging and Dementia Research Center.
Giai đoạn 1: Không có biểu hiện suy yếu
(chức năng bình thường)
Người bệnh khỏe mạnh, không gặp vấn đề gì về trí nhớ và không có biểu hiện rõ ràng nào khi được chuyên gia y tế thăm khám.
Giai đoạn 2: Sự suy giảm nhận thức rất nhẹ
(có thể là sự thay đổi bình thường theo tuổi tác hoặc là dấu hiệu sớm nhất của bệnh Alzheimer’s)
Người bệnh có thể cảm thấy trí nhớ của họ bị giảm sút, đặc biệt là họ hay quên các từ ngữ hoặc tên gọi quen thuộc, quên vị trí để chìa khóa, mắt kính hoặc các vật dụng thường ngày khác. Nhưng các vấn đề này không biểu hiện rõ khi được thăm khám hoặc không biểu hiện trước mặt bạn bè, gia đình hay đồng nghiệp.
Giai đoạn 3: Sự suy giảm nhận thức nhẹ
Bệnh Alzheimer’s giai đoạn đầu có thể được chẩn đoán trong một vài người, nhưng không phải tất cả, trường hợp có biểu hiện các triệu chứng này. Bạn bè, gia đình hoặc đồng nghiệp bắt đầu nhận ra sự bất thường. Vấn đề về trí nhớ hoặc sự tập trung có thể đo lường được qua xét nghiệm lâm sàng hoặc biểu hiện rõ khi được bác sĩ thăm khám cụ thể. Những khó khăn phổ biến bao gồm:
- Gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tên hoặc từ ngữ, nghiêm trọng đủ để gia đình hoặc người thân chú ý
- Giảm khả năng nhớ tên khi được giới thiệu với người mới
- Thiếu hiệu quả trong môi trường làm việc hoặc xã hội, nghiêm trọng đủ để gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp chú ý
- Đọc một đoạn văn và ghi nhớ được ít dữ liệu
- Làm mất hoặc thất lạc một vật có giá trị
- Giảm khả năng lên kế hoạch hoặc tổ chức
Giai đoạn 4:Sự suy giảm nhận thức vừa phải
(giai đoạn đầu/nhẹ của bệnh Alzheimer’s)
Ở giai đoạn này, một cuộc thăm khám sức khỏe chu đáo sẽ phát hiện được những thiếu sót rõ ràng như sau:
- Giảm khả năng hiểu biết về các việc gần đây hay những sự kiện hiện nay
- Giảm khả năng thực hiện các phép tính đòi hỏi tư duy – ví dụ, đếm ngược từ 100 trong 7 giây
- Giảm khả năng thực hiện các công việc phức tạp, như tiếp thị, lên kế hoạch ăn tối cho khách hàng hay thanh toán hóa đơn và quản lý tài chánh
- Không nhớ rõ về tiểu sử cá nhân
- Người bệnh có thể tỏ ra thờ ơ và lãnh đạm, đặc biệt trong bối cảnh đòi hỏi phải giao tiếp và tư duy
Giai đoạn 5: Sự suy giảm nhận thức tương đối nghiêm trọng (giai đoạn giữa/vừa phải của bệnh Alzheimer's)
Các khoảng trống lớn trong trí nhớ và suy giảm chức năng nhận thức bắt đầu xuất hiện. Người bệnh cần được giúp đỡ trong các hoạt động thường ngày. Ở giai đoạn này, người bệnh có thể:
- Khi khám sức khỏe, người bệnh không thể nhớ lại các chi tiết rất quan trọng như địa chỉ hiện tại, số điện thoại cá nhân, tên trường đại học hay trung học mà họ tốt nghiệp
- Nhầm lẫn về nơi họ đang sinh sống hoặc về thứ, ngày trong tuần, mùa
- Gặp khó khăn với các phép tính tư duy ít thử thách hơn; ví dụ như đếm ngược từ 40 trong 4 giây hoặc từ 20 trong 2 giây
- Cần được giúp đỡ trong việc chọn quần áo thích hợp theo mùa hoặc sự kiện
- Thường vẫn nhớ được các thông tin quan trọng về bản thân và biết tên mình cũng như tên của chồng/vợ hay con cái
- Thường không cần sự giúp đỡ khi ăn hoặc sử dụng nhà vệ sinh
Giai đoạn 6: Sự suy giảm nhận thức nghiêm trọng
(giai đoạn giữa/tương đối nghiêm trọng của bệnh Alzheimer's)
Các khó khăn về trí nhớ tiếp tục trở nên nghiêm trọng hơn, sự thay đổi lớn về tính cách có thể xuất hiện và người bệnh cần giúp đỡ nhiều hơn trong các hoạt động quen thuộc hàng ngày. Ở giai đoạn này, người bệnh có thể:
- Mất hoàn toàn ý thức về các hoạt động và sự kiện gần đây cũng như về môi trường xung quanh của họ
- Không nhớ hết được tiểu sử bản thân, mặc dù nhìn chung họ vẫn nhớ tên mình
- Thỉnh thoảng quên tên vợ/chồng hoặc người chăm sóc chính, nhưng nhìn chung, họ có thể phân biệt được người lạ và người quen
- Cần giúp đỡ để mặc đồ đúng cách; khi không được giám sát, họ có thể mắc các lỗi như mặc chồng đồ ngủ bên ngoài quần áo ban ngày hoặc mang giày nhầm chân
- Rối loạn chu kì thức/ngủ bình thường
- Cần giúp đỡ khi đi vệ sinh (xả nước toilet, lau chùi và sử dụng giấy vệ sinh đúng cách)
- Ngày càng gia tăng tình trạng tiêu tiểu không tự chủ
- Tính cách thay đổi đáng kể và xuất hiện các triệu chứng về hành vi, bao gồm đa nghi và ảo tưởng (ví dụ, tin rằng người chăm sóc là kẻ lừa đảo); ảo giác (nhìn thấy hoặc nghe thấy những điều không có thật); hoặc các hành động lặp đi lặp lại mang tính thôi thúc như vò đầu bứt tai hay xé vụn giấy
- Có khuynh hướng đi lang thang và bị lạc
Giai đoạn 7: Sự suy giảm nhận thức rất nghiêm trọng
(giai đoạn cuối/nghiêm trọng của bệnh Alzheimer's)
Đây là giai đoạn cuối của bệnh, lúc này người bệnh mất khả năng phản ứng với môi trường xung quanh, không thể tham gia trò chuyện và cuối cùng là không thể kiểm soát cử động. Họ vẫn có thể nói được các từ hoặc cụm từ.
Người bệnh ở giai đoạn này cần sự giúp đỡ trong rất nhiều hoạt động hàng ngày, bao gồm cả ăn uống và sử dụng nhà vệ sinh. Họ cũng có thể mất khả năng mỉm cười, tự ngồi xuống và ngẩng cao đầu. Các phản xạ trở nên bất thường. Cơ bắp dần dần cứng lại. Việc nuốt thức ăn ngày càng khó khăn.
Tiếp theo:Cư dân Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và bệnh Alzheimer’s
|